Hiện tượng mắt bị mờ là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy để người bệnh cảm thấy khó chịu và thông báo với bác sĩ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành y, bệnh mắt mờ có thể xuất phát từ bệnh lý tại mắt như viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, bệnh lý đáy mắt… hoặc bị tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị… Ngoài ra còn có khá nhiều nguyên nhân từ tình trạng không tốt của sức khỏe khiến dẫn đến hiện tượng mắt bị mờ.


Vì thế, khi có một trong những triệu chứng bao gồm mắt mờ một bên, mắt bị mờ cả hai bên kèm theo các dấu hiệu khác của cơ thể, bạn không chỉ cần đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh của mắt cũng như mức độ nhìn mờ như thế nào để có cách điều trị mắt bị mờ, và trả lời được câu hỏi mắt mờ là bệnh gì, mắt mờ uống thuốc gì…

Mắt bị mờ là hiện tượng cần được quan tâm đặc biệt khi đi thăm khám, bác sĩ kết luận có thể mắt bị mờ do rối loạn ở mắt hay gặp một bệnh lý nào khác. Hãy tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân khiến mắt bị mờ

Khi mắt bị mờ, mắt mờ một bên, bạn không nên xem nhẹ bởi đôi mắt luôn là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, giúp bạn tự tin hơn, hỗ trợ cơ thể hoàn thành những hoạt động thường ngày.

Vì thế, bệnh mắt mờ không chỉ là suy giảm thị lực mà còn là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ mù gia tăng. Đây chính là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời và chăm sóc mắt đúng cách.
Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt như sử dụng kính áp tròng, thường xuyên dụi mắt cũng ảnh hưởng đến mắt làm mắt bị mờ

Hội chứng thị giác màn hình


Ngồi quá lâu trước màn hình điện tử cũng có thể khiến mắt bị mờ

Hội chứng này bao gồm nhiều mức độ căng thẳng, mỏi mệt của mắt và cảm giác đau nhức, mắt bị mờ khi sử dụng máy tính trong thời gian dài. Khoảng 50 – 90% người làm việc trước màn hình vi tính đều bị vài triệu chứng khó chịu ở mắt.

Ngay cả trẻ em khi sử dụng smart phone, xem ti vi, dùng máy tính nhiều cũng gặp triệu chứng mắt bị mờ, hay mắt nhìn xa bị nhòe. Nếu hiện tượng diễn ra thường xuyên thường là sẽ có vấn đề về rối loạn thị giác như cận thị, loạn thị hoặc đeo kính sai độ.
Thường xuyên dụi mắt

Khi dụi mắt, nhiều người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, bác sĩ nhãn khoa cho rằng, hành động này lại dẫn đến nhiều tác hại hơn lợi ích. Dụi mắt kích thích tuyến lệ, tạo độ ẩm cho đôi mắt bị khô, mỏi đồng thời loại bỏ dị vật. Dụi mắt thường xuyên và quá mạnh khiến giác mạc bị xước khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu, còn có nguy cơ vỡ mạch máu, mắt bị mờ.

Tật khúc xạ: Với những người bị tật khúc xạ, hiện tượng mắt bị mờ, mắt mờ một bên… khiến mắt không thể nhìn thấy rõ ràng hình ảnh, sự vật xung quanh và là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực. Có ba loại tật khúc xạ phổ biến, cận thị là mắt bị mờ không nhìn rõ vật ở xa, viễn thị là mắt bị mờ không nhìn rõ vật ở gần. Loạn thị là hình ảnh xung quanh đều bị mờ hoặc méo méo.

Sử dụng kính áp tròng không đúng cách



Kính áp tròng có thể giúp bạn thoải mái hơn, tự tin hơn trong các hoạt động thường ngày. Thêm vào đó, khi sử dụng kính áp tròng, bạn cũng có thể điều chỉnh được tật khúc xạ. Tuy nhiên, nếu đeo kính áp tròng trong thời gian lâu, không tuân thủ theo các quy tắc cơ bản nhất sẽ dẫn đến hiện tượng mắt bị mờ hoặc mắt đổ ghèn.

Lý do là kính ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt. Thời gian đeo kính áp tròng nên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tình trạng mắt và môi trường sống của mỗi người.


Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc sống ở những khu vực có nhiều khói bụi chỉ nên đeo kính áp tròng khoảng 3 – 4 tiếng. Ngoài ra, cần để mắt nghỉ ngơi như ngủ trưa hay qua đêm và nên tháo kính áp tròng khi mắt không làm việc.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhóm thuốc có chung một trong những tác dụng phụ phổ biến là mắt bị mờ. Vì thế, khi gặp các triệu chứng thông thường, người bệnh cần theo dõi để có hướng xử lý kịp thời khi diễn tiến bệnh không thể kiểm soát.

Bệnh lý về mắt

Bệnh mắt mờ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt. Vì thế khi mắt bị mờ tốt nhất bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh. Một số bệnh lý về mắt có thể khiến mắt mờ như:
Đục thủy tinh thể




Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mắt bị mờ ở người già

Bạn có thể mắc bệnh này ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí là bẩm sinh. Đục thủy tinh thể là khu vực bị đục hoặc mờ trong thủy tinh thể khiến cho mắt bị mờ, đặc biệt là vào buổi tối khiến việc đọc sách, nhìn đồ vật hay phân loại màu sắc trở nên khó khăn.
Khô mắt mãn tính

Khi bị khô mắt mãn tính, người bệnh không chỉ xuất hiện triệu chứng đau, nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác cộm xốn, có dị vật hay như có cát trong mắt, ngứa, đỏ mắt, mắt bị mờ, chảy nước mắt sống. Nguyên nhân chính là do không khí thiếu độ ẩm từ máy lạnh, lò sưởi, tác dụng phụ của các loại thuốc dị ứng, ngừa thai, viêm khớp…
Tăng nhãn áp

Hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống, cườm nước và glocom. Do tăng áp lực nhãn cầu nên người bệnh nhìn mờ và đau đầu. Nếu áp lực nhãn cầu cao kéo dài sẽ chèn ép làm tổn thương thần kinh thị giác phía sau và có thể gây mù loà nếu không được chữa kịp thời.

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD)



Hay còn gọi là thoái hoá hoàng điểm, là sự thoái hoá của tế bào điểm vàng khiến cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác dẫn đến mắt bị mờ, mắt bị mờ một bên… dẫn đến giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh được nhìn thấy bị mờ, phần chính giữa hình ảnh bị méo mó, biến dạng.

Bệnh võng mạc tiểu đường
Do những biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Đây là một biến chứng về mắt mang tính hệ thống của bệnh tiểu đường. Nếu bị bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường càng cao. Nếu thị lực của người bệnh bị giảm, các bác sĩ sẽ chụp đáy mắt bằng phương huỳnh quang võng mạc. Triệu chứng của bệnh là mắt bị mờ, tầm nhìn bị thu hẹp hay hình ảnh nhìn bị biến đổi với sự khác nhau ở hai mắt.

Cách khắc phục tình trang mắt mờ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mắt bị mờ, mắt mờ một bên, bệnh mắt mờ…, bên cạnh việc tìm cách điều trị mắt bị mờ, tìm hiểu về mắt mờ uống thuốc gì, mắt mờ là bệnh gì, bạn cũng cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày như:

Luôn đeo kính khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng, đồng thời hạn chế khói bụi bay vào mắt. Dùng kính bảo hộ khi làm việc với các chất độc hại, khi chơi các trò chơi thể thao mạo hiểm.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể hạn chế tình trạng mắt bị mờ

Hãy để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc với khoảng cách 20cm trong thời gian 20 giây. Hãy đứng dậy ít nhất 2 giờ một lần và nghỉ ngơi 15 phút trước khi quay lại với công việc.

Bỏ thuốc lá bởi khói thuốc lá là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là bổ sung các thực phẩm chứa acid béo omega-3, lutein, kẽm, vitamin C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Chọn các loại thực phẩm giàu vitamin như rau bina, súp lơ xanh, trứng, đậu, cá biển, cam…

Chăm sóc mắt hàng ngày và thường xuyên để tránh các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt bị mờ dần và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.

Cách bảo vệ thị lực ngăn ngừa tình trạng mắt mờ

Khi gặp tình trạng mắt bị mờ lập tức đến khám tại các bệnh viện mắt gần nhất.

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bảo vệ mắt bằng cách chăm sóc mắt, đeo kính khi ra đường hay giúp mắt nghỉ ngơi đúng cách, để ngăn ngừa tình trạng mắt bị mờ, mọi người ở mọi lứa tuổi nên đi kiểm tra mắt thường xuyên để bảo vệ thị lực. Khám mắt sẽ giúp phát hiện những bệnh về mắt, như bệnh tăng nhãn áp, các tật khúc xạ…

Đặc biệt, đừng để đến khi mắt bị mờ mới tìm hiểu cách điều trị mắt bị mờ, mắt mờ uống thuốc gì, mắt mờ là bệnh gì… Bạn cần sắp xếp thời gian để đi khám mắt toàn diện mỗi năm ít nhất một lần bao gồm:
Các xét nghiệm tầm nhìn để xem nếu bạn có bị các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị…
Các xét nghiệm để xem cách đôi mắt của bạn làm việc cùng nhau.
Kiểm tra thần kinh thị giác để xem có bệnh tăng nhãn áp không.
Và một số xét nghiệm cần thiết khác giúp đôi mắt luôn sáng khỏe, giúp bạn luôn tự tin hơn mỗi ngày.

Khi gặp tình trạng mắt bị mờ cần được khám và chẩn đoán để phòng và điều trị các bệnh về mắt nếu có. Khi bạn bị bệnh mắt mờ hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để được khám và điều trị.